Xu hướng xây trường học trong dự án
Một trong những tiêu chí quan trọng quyết định việc mua nhà của người dân là trường học của con em. Đi kèm với xây nhà ở, hiện nay một số ít chủ đầu tư đang chú trọng phát triển cả mảng trường học trong dự án. Đây là hướng đi nhằm gia tăng giá trị và thanh khoản sản phẩm, tạo dựng uy tín, thương hiệu trên thị trường của các chủ đầu tư.
Từ một bài toán của xã hội
Thị trường bất động sản khởi sắc trong những năm qua kéo theo sự bùng nổ của hàng loạt dự án, khu đô thị. Đáng chú ý, phần lớn các khu đô thị, các dự án mới chỉ tập trung tạo nên những khối nhà cao tầng mà bỏ quên hàng loạt hạ tầng xã hội, trong đó có trường học. Sự thiếu đồng bộ này đã đẩy hai thành phố lớn là Hà Nội, TPHCM vào một bài toán xã hội đầy thách thức là thiếu hụt trầm trọng trường học tại các khu vực nội đô.
Một khảo sát của Sở Xây dựng Hà Nội, cho thấy trong số 78 dự án khu đô thị mới có quy hoạch đất xây dựng công trình hạ tầng xã hội (nhà trẻ, trường học phổ thông, nhà văn hóa, nơi sinh hoạt cộng đồng, vườn hoa, cây xanh), mới có 36 dự án được đầu tư xây dựng theo quy hoạch, 27 dự án đang thực hiện cùng với tiến độ xây dựng nhà ở, 15 dự án đầu tư xây dựng chưa đồng bộ với tiến độ xây dựng nhà ở. Thực tế này dẫn tới bất cập là rất nhiều chung cư ở Hà Nội thiếu nghiêm trọng trường học. Nhiều trường tiểu học công Hà Nội đanh oằn mình gánh 60-70 học sinh/lớp trong khi quy định của Bộ Giáo dục là tối đa 35 học sinh/lớp. Đáng chú ý, ở một số trường, dù sĩ số lên tới 60-70 học sinh/lớp nhưng không đủ cơ sở vật chất để cung ứng, phải tổ chức cho các lớp nghỉ học luân phiên trong tuần và học bù vào ngày cuối tuần. Ở TPHCM tình trạng trên cũng tương tự ở mức độ ngày càng cấp thiết.
Từ một bài toán của xã hội
Thị trường bất động sản khởi sắc trong những năm qua kéo theo sự bùng nổ của hàng loạt dự án, khu đô thị. Đáng chú ý, phần lớn các khu đô thị, các dự án mới chỉ tập trung tạo nên những khối nhà cao tầng mà bỏ quên hàng loạt hạ tầng xã hội, trong đó có trường học. Sự thiếu đồng bộ này đã đẩy hai thành phố lớn là Hà Nội, TPHCM vào một bài toán xã hội đầy thách thức là thiếu hụt trầm trọng trường học tại các khu vực nội đô.
Một khảo sát của Sở Xây dựng Hà Nội, cho thấy trong số 78 dự án khu đô thị mới có quy hoạch đất xây dựng công trình hạ tầng xã hội (nhà trẻ, trường học phổ thông, nhà văn hóa, nơi sinh hoạt cộng đồng, vườn hoa, cây xanh), mới có 36 dự án được đầu tư xây dựng theo quy hoạch, 27 dự án đang thực hiện cùng với tiến độ xây dựng nhà ở, 15 dự án đầu tư xây dựng chưa đồng bộ với tiến độ xây dựng nhà ở. Thực tế này dẫn tới bất cập là rất nhiều chung cư ở Hà Nội thiếu nghiêm trọng trường học. Nhiều trường tiểu học công Hà Nội đanh oằn mình gánh 60-70 học sinh/lớp trong khi quy định của Bộ Giáo dục là tối đa 35 học sinh/lớp. Đáng chú ý, ở một số trường, dù sĩ số lên tới 60-70 học sinh/lớp nhưng không đủ cơ sở vật chất để cung ứng, phải tổ chức cho các lớp nghỉ học luân phiên trong tuần và học bù vào ngày cuối tuần. Ở TPHCM tình trạng trên cũng tương tự ở mức độ ngày càng cấp thiết.
Với thực trạng này, rõ ràng một dự án nhà ở phát triển trường học đi kèm như một tiện ích thiết yếu sẽ trở thành điểm cộng trong lựa chọn chốn an cư của người dân. Đây là cơ sở để nhiều chủ đầu tư phát triển bất động sản trường học trong chính dự án nhằm hút khách hàng. Thực tế cũng đã chứng minh một dự án nhà ở có tiện ích nội khu là các cơ sở giáo dục hoặc gần những trường học trọng điểm, chất lượng cao luôn có ưu thế về thanh khoản.
Đến số ít trường học trong dự án
Đầu tư các cơ sở giáo dục trong một dự án bất động sản là câu chuyện đường dài. Mô hình trường học trong dự án cần quỹ đất lớn nhưng không mang lại lợi nhuận lớn và ngay lập tức như việc xây nhà ở. Đó là lý do vì sao rất nhiều chủ đầu tư chỉ tập trung vào xây nhà để bán và thường “bỏ quên” những tiện ích như trường học, khu vui chơi trẻ em,… đã hứa hẹn ban đầu với cư dân.Những năm gần đây, dù vẫn còn hiếm hoi nhưng thị trường đã ghi nhận một số đơn vị bất động sản mạnh tay phát triển trường học trong dự án như Vingroup, Lan Phương, Capital House, SP Setia Lái Thiêu góp phần đưa các dự án này phát triển và định hình theo mô hình nhà ở phức hợp mở.
Ở các mô hình phức hợp mở, tổ hợp hệ thống tiện ích, dịch vụ được tích hợp trong nội khu không chỉ cung cấp dịch vụ cho cư dân dự án mà còn cho cả cư dân các vùng lân cận. Do đó, trường học trong dự án sẽ không chỉ phục vụ người dân mua nhà tại dự án mà còn hướng tới phục vụ nhu cầu của cư dân những khu lân cận.
Tiên phong trong lĩnh vực phát triển trường học trong dự án là Vingroup với hệ thống giáo dục Vinschool từ bậc mầm non đến trung học phổ thông với 27 cơ sở trên toàn quốc, tập trung tại Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng. Tổng số học sinh của hệ thống Vinschool đã đạt khoảng 23.000 em.Công ty TNHH SX-TM Lan Phương, chủ đầu tư dự án Saigon Avenue cũng chú trọng kiến tạo môi trường giáo dục tại dự án. Trong hơn 10hecta của khu đô thị có tới hơn 2 trường học đạt chuẩn từ mầm non tới tiểu học chất lượng quốc tế cùng nhiều trung tâm ngoại ngữ, nghệ thuật, kỹ năng sống.Tập đoàn SP Setia cũng đầu tư lĩnh vực giáo dục với thương hiệu SP Setia tại Lái Thiêu – Bình Dương, phục vụ cư dân mua nhà tại dự án chung cư Eco Xuân của tập đoàn và người dân khu vực lân cận. Đáng chú ý, hệ thống giáo dục này đều được đăng ký xây dựng đạt chuẩn công trình trường học xanh.Các chuyên gia cho rằng, phát triển mô hình trường học mở trong các khu đô thị cần được tích cực nhân rộng, vì nó góp phần đáng kể trong việc giải quyết bài toán về trường học cho cư dân trong các khu đô thị lớn, đặc biệt là tại các khu vực đông dân cư.
Còn theo bà Nguyễn Thị Phước, Chủ tịch Công ty Lan Phương, việc xây dựng trường học không chỉ đem lại giá trị gia tăng cho cư dân mà còn mang lại thương hiêu cho chủ đầu tư. Tuy nhiên, không phải chủ đầu tư nào cũng đủ lực thực hiện, bởi đối với mô hình trường học, việc hoàn vốn cần nhiều thời gian hơn, riêng trường học xanh, điểm hoàn vốn lên tới 10-12 năm. Bà Phước nhấn mạnh, đầu tư trường học trong dự án, bên cạnh bài toán cân bằng lợi nhuận thì giá trị đối với cộng đồng xã hội cũng là đích đến của các chủ đầu tư phát triển mô hình này.
Đầu tư các cơ sở giáo dục trong một dự án bất động sản là câu chuyện đường dài. Mô hình trường học trong dự án cần quỹ đất lớn nhưng không mang lại lợi nhuận lớn và ngay lập tức như việc xây nhà ở. Đó là lý do vì sao rất nhiều chủ đầu tư chỉ tập trung vào xây nhà để bán và thường “bỏ quên” những tiện ích như trường học, khu vui chơi trẻ em,… đã hứa hẹn ban đầu với cư dân.Những năm gần đây, dù vẫn còn hiếm hoi nhưng thị trường đã ghi nhận một số đơn vị bất động sản mạnh tay phát triển trường học trong dự án như Vingroup, Lan Phương, Capital House, SP Setia Lái Thiêu góp phần đưa các dự án này phát triển và định hình theo mô hình nhà ở phức hợp mở.
Trường tiểu học Kim Đồng được xây dựng trong dự án EcoGreenSaigon
Những năm gần đây, dù vẫn còn hiếm hoi nhưng thị trường đã ghi nhận một số đơn vị bất động sản mạnh tay phát triển trường học trong dự án. Ảnh: dự án Eco Xuân Bình Dương
Tiên phong trong lĩnh vực phát triển trường học trong dự án là Vingroup với hệ thống giáo dục Vinschool từ bậc mầm non đến trung học phổ thông với 27 cơ sở trên toàn quốc, tập trung tại Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng. Tổng số học sinh của hệ thống Vinschool đã đạt khoảng 23.000 em.Công ty TNHH SX-TM Lan Phương, chủ đầu tư dự án Saigon Avenue cũng chú trọng kiến tạo môi trường giáo dục tại dự án. Trong hơn 10hecta của khu đô thị có tới hơn 2 trường học đạt chuẩn từ mầm non tới tiểu học chất lượng quốc tế cùng nhiều trung tâm ngoại ngữ, nghệ thuật, kỹ năng sống.Tập đoàn SP Setia cũng đầu tư lĩnh vực giáo dục với thương hiệu SP Setia tại Lái Thiêu – Bình Dương, phục vụ cư dân mua nhà tại dự án chung cư Eco Xuân của tập đoàn và người dân khu vực lân cận. Đáng chú ý, hệ thống giáo dục này đều được đăng ký xây dựng đạt chuẩn công trình trường học xanh.Các chuyên gia cho rằng, phát triển mô hình trường học mở trong các khu đô thị cần được tích cực nhân rộng, vì nó góp phần đáng kể trong việc giải quyết bài toán về trường học cho cư dân trong các khu đô thị lớn, đặc biệt là tại các khu vực đông dân cư.
Còn theo bà Nguyễn Thị Phước, Chủ tịch Công ty Lan Phương, việc xây dựng trường học không chỉ đem lại giá trị gia tăng cho cư dân mà còn mang lại thương hiêu cho chủ đầu tư. Tuy nhiên, không phải chủ đầu tư nào cũng đủ lực thực hiện, bởi đối với mô hình trường học, việc hoàn vốn cần nhiều thời gian hơn, riêng trường học xanh, điểm hoàn vốn lên tới 10-12 năm. Bà Phước nhấn mạnh, đầu tư trường học trong dự án, bên cạnh bài toán cân bằng lợi nhuận thì giá trị đối với cộng đồng xã hội cũng là đích đến của các chủ đầu tư phát triển mô hình này.